fbpx

Bất động sản ven hồ Tây : Những giá trị bị lãng quên

Kosmo Tây Hồ – Bất động sản ven sông, hồ đang trở thành món hàng xa xỉ được săn lùng vì có sức hút đặc biệt nhờ lợi thế tầm nhìn thoáng, đẹp và không khí trong lành,… Tuy nhiên, theo các chuyên gia thay vì chỉ khai thác lợi thế có sẵn của cảnh quan ven sông thì cần đầu tư, chú trọng đến quy hoạch tổng thể và chất lượng nước ở các dòng sông bởi “chất lượng nước sông tốt thì tất cả những dự án về kiến trúc, cảnh quan mới có cơ hội đi theo”.

Bất động sản ven hồ Tây Những giá trị bị lãng quên

KOSMO TÂY HỒ – DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN GẦN HỒ ” MÓN HÀNG” XA XỈ

Những dự án có vị trí gần trung tâm không còn giữ thế thượng phong bởi vài năm trở lại đây, cuộc sống đô thị nhiều ồn ào, khói bụi, người dân có xu hướng tìm về với những dự án bất động sản ven sông, hồ. Ngoài yếu tố vị trí thuận lợi, những dự án có không gian sống xanh, gắn liền với sông nước trở thành tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong lựa chọn của người mua nhà.

Theo bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội: Yếu tố quan trọng để người dân chọn mua dự án có vị trị nhìn ra sông Hồng là phong thủy. Người Việt vốn quan niệm nếu ngôi nhà mình ở nhìn ra mặt nước thì sẽ hợp phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, ngoài yếu tố này thì các dự án đó còn phải có hạ tầng đồng bộ, nhiều tiện ích và giá thành hợp lý.

“Môi trường thành phố bức bối, ngột ngạt nên người dân sẽ có xu hướng mua nhà gần sông, mặt nước. Đây vẫn sẽ là xu hướng của thị trường bất động sản thời gian tới”, bà Hằng nhận định.

Không chỉ riêng Việt Nam, ở các thành phố lớn trên thế giới, bất động sản ven sông cũng được xem là món hàng xa xỉ. Một quy luật bất thành văn tại các đô thị lớn là giá bất động sản tại các khu vực bờ sông luôn cao hơn so với những vùng lân cận.

Loại hình bất động sản này luôn có sức hút nhất định với các đơn vị phát triển bất động sản, đặc biệt là với khách mua nhà. Để sở hữu một căn nhà nhìn ra sông, hay thậm chí chỉ cần gần sông, người mua nhà sẽ phải chi thêm khoảng 15-30% giá tiền so với các khu vực lân cận, thậm chí có nhiều trường hợp lên gấp đôi. Xu hướng này đã có từ lâu đời và là điều dễ hiểu, khi bất động sản bờ sông có những ưu điểm nhất định. Không phải ngẫu nhiên mà các thành phố lớn trên thế giới đều nằm dọc hai bên bờ một con sông.

Theo một số liệu nghiên cứu của Savills, giá bất động sản ven sông tại các thành phố lớn trên thế giới thường cao hơn từ 10 – 50% so với khu xa sông. Cụ thể là 50% tại London, Paris;  20% tại Thượng Hải và Sydney; 15% tại Hong Kong và 10 – 13% tại Moscow.

Còn theo ông Hà Văn Thiện, Giám đốc Khối đầu tư, xây dựng, Công ty Trần Anh Group, Công ty có 4 dự án bất động sản ven sông tại TP.HCM và cả 4 đều có lượng giao dịch rất tốt nhờ vào lợi thế ven sông. Chính vì vậy, ưu tiên số 1 trong việc săn quỹ đất của Trần Anh Group thời gian tới là quỹ đất ven sông hoặc ven kênh.

Ông Thiện cũng cho biết, để có thể sở hữu một quỹ đất bên sông tại TP.HCM là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, view sông, hồ, kênh rạch đang là một tiêu chí làm giá trị bất động sản tăng thêm 10 – 20%. Điều này thực sự kích thích các chủ đầu tư và dù khó đến mấy, họ cũng phải săn bằng được quỹ đất làm dự án.

Hà Nội là thành phố có nhiều dòng sông chảy quanh mình. Theo đó, bất động sản ven sông càng ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn mới một loạt các dự án ven sông Hồng như: Hinode, T&T Riverview, Eurowindow River Park, Amber Riverside,… hoặc tại ven Hồ Tây, nhiều dự án được mạnh tay đầu tư như: D’. Le Roi Soleil – Quảng An, Sunshine City, Kosmo Tây Hồ,…

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CỦA DỰ ÁN KOSMO TÂY HỒ PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH  HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ

Mặc dù tại Hà Nội, mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, tuy nhiên, không phải ngôi nhà ven sông nào cũng trở thành “chốn an cư lý tưởng”. Hiện nay, nhiều con sông nội đô đang bị ô nhiễm nặng nề, rác thải tắc nghẽn, mùi hôi thối nồng nặc, chết dần chết mòn từng ngày. Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu,… tất cả đã và đang trở thành nỗi ám ảnh, xen lẫn những nuối tiếc, nhớ thương quá vãng của người dân Thủ đô. Rõ ràng, nếu chỉ khai thác mà quên đi bảo tồn, tôn tạo, thì trong tương lai, sẽ còn nhiều sông, hồ mang thân phận giống với sông Tô Lịch hoặc nguy cơ quá tải, phá vợ quy hoạch… và rất có thể, những món hàng xa xỉ một thời lại trở thành “của nợ”.

Nói về điều này, nhà văn Đỗ Phấn – một người nghiên cứu, am hiểu Hà Nội như chính hơi thở của mình chia sẻ: “Các đại gia bây giờ đầu tư nhiều chung cư, cao ốc xung quanh Thủ đô với mật độ dày đặc. Nhưng tôi chưa thấy doanh nghiệp nào xây một con kênh, xây một dòng sông hay một cống ngầm để chống ngập úng. Sâu xa hơn, việc đầu tư cho những dòng sông cũng sẽ tăng giá trị của những dự án bất động sản ven sông, có hướng nhìn ra sông, “sống” nhờ vào dòng sông. Người ta chỉ quan tâm đến vấn đề xây dự án lên để bán nhưng lại bỏ qua những thứ liên quan tới hạ tầng. Điều này theo tôi rất nguy hiểm”.

PGS.TS Phạm Hùng Cường, Trưởng bộ môn Quy hoạch, Khoa Kiến trúc – Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội phân tích, để có vị trí đẹp, thu hút khách hàng, gia tăng nguồn lợi thì sông, hồ phải to và đẹp thì tầm nhìn mới có ý nghĩa. Chất lượng nước sông tốt thì tất cả những dự án về kiến trúc, cảnh quan mới có cơ hội đi theo.

“Việc nhiều các chủ đầu tư bất động sản cho trình làng hàng loạt dự án chung cư, tuy nhiên, chưa thấy ai quan tâm, mạnh tay đầu tư cho các con sông là bởi, trong đầu tư nước, thường nhà nước sẽ bỏ kinh phí đầu tư các hạ tầng khung. Mô hình này chúng ta không thu tiền. Còn lại những dự án của mình, chủ đầu tư tự đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước” – ông Cường phân tích.

Xem thêm bài viết:  KOSMO TÂY HỒ CHÍNH THỨC MỞ BÁN CÁC CĂN HỘ SKY RESIDENCES

Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luận, Giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc Nhà Việt cho rằng phải có những đề án, kế hoạch cụ thể, bởi quy hoạch hai bên sông là quy hoạch rất quan trọng, phải làm như thế nào để tăng giá trị của con sông ấy lên, chứ không đơn thuần dừng lại ở câu chuyện phát triển đô thị ven sông.

Theo ông Luận, một trong những việc quan trọng trong quy hoạch dự án bất động sản ven sông, ngoài việc cải tạo chất lượng nước của các dòng sông, thì phải nghiên cứu, thu thập các số liệu về điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn dòng chảy, dân sinh, kinh tế… Việc quy hoạch cũng cần phải kế thừa, gắn kết các nghiên cứu từ xưa đến nay để rút kinh nghiệm từ “lối mòn” cũng như phát triển tốt hơn.

Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luận cũng bày tỏ sự lo ngại bởi nếu việc quy hoạch không khoa học, chỉn chu thì sẽ gây ra nhiều vấn đề như: ô nhiễm, tắc đường thoát nước, phá huỷ giá trị của dòng sông,… Phát triển các dự án bất động sản ven sông ngoài việc tạo ra môi trường, không gian sống đẳng cấp cho người dân, tăng giá trị cảnh quan cho dòng sông thì còn liên quan đến phát triển Thủ đô, an toàn thoát lũ và an ninh quốc phòng.

Nguồn tham khảo bài viết: https://kosmotayhoview.com/

4.8/5 - (5 votes)
0933 366 138